Hotline: 0971 645 789
Sitemap  |   Liên kết MXHVăn phòng luật sư gia đình Youtube Luật sư Đồng Nai Tiktok Fanpage luật hoàng ngọc

CÔNG TY ĐÒI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỒI THƯỜNG GẦN 150 TRIỆU ĐỒNG

VKS cho rằng thỏa thuận của công ty không có giá trị pháp lý, tòa tuyên buộc bị đơn phải bồi thường là không toàn diện, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

VKSND Cấp cao tại TP.HCM vừa ban hành thông báo rút kinh nghiệm vụ tranh chấp về bồi thường chi phí đào tạo và đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nguyên đơn là Công ty TNHH Công nghệ Sinomag Việt Nam (Công ty Sinomag) và bị đơn ông Lê Minh Nhã.

Công ty đòi người lao động bồi thường gần 150 triệu - ảnh 1
Ảnh minh họa

Ngày 16-10-2017 và 13-9-2018, Công ty Sinomag ký thỏa thuận cử ông Nhã đi đào tạo ở Trung Quốc 2-6 tháng, đổi lại, ông Nhã sẽ trở lại làm việc cho công ty ít nhất hai năm.

Đào tạo xong, ông Nhã làm việc cho công ty được hơn hai tháng thì nghỉ việc. Công ty Sinomag khởi kiện yêu cầu tòa tuyên buộc ông Nhã phải bồi thường một tháng lương và chi phí đào tạo, tổng số tiền 148,4 triệu đồng.

Ngày 15-11-2019, TAND Thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) xử sơ thẩm, tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện, buộc ông Nhã phải bồi thường 154,4 triệu đồng.

Ông Nhã kháng cáo. Ngày 12-5-2020, TAND tỉnh Tiền Giang xử phúc thẩm tuyên bác kháng cáo. 

Sau đó, VKSND Cấp cao tại TP.HCM ban hành kháng nghị giám đốc thẩm với cả hai bản án. 

Ngày 5-1, TAND Cấp cao tại TP.HCM xử giám đốc thẩm chấp nhận kháng nghị của VKS, tuyên hủy hai bản án sơ và phúc thẩm.

VKSND Cấp cao tại TP.HCM cho rằng Công ty Sinomag chỉ cung cấp hai bản thỏa thuận cử nhân viên đi đào tạo mà không có các hợp đồng. Cụ thể là hợp đồng nhận người lao động với đơn vị ở nước ngoài và đăng ký với Bộ LĐTB&XH, hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề, hợp đồng lao đông với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động… Điều này vi phạm quy định Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Thỏa thuận của công ty cũng không thể hiện đầy đủ nội dung luật định như: địa điểm, điều kiện, môi trường thực tập, các chế độ khác… nên không có giá trị pháp lý.

Theo ông Nhã, thỏa thuận là cử đi đào tạo nhưng thực tế là lao động như một công nhân, điều kiện làm việc khó khăn, khắc nghiệt, không đảm bảo an toàn lao động, vi phạm Điều 60 Luật lao động. 

Đáng lẽ khi xét xử, tòa án hai cấp phải yêu cầu nguyên đơn thực hiện nghĩa vụ chứng minh theo quy định của BLTTDS. Tuy nhiên, tòa chỉ căn cứ vào hai bản thỏa thuận, tuyên buộc bị đơn phải bồi thường là không toàn diện, không phù hợp với chứng cứ khách quan, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động.

Nguồn: Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline tư vấn miễn phí: 0971 645 789
Zalo
Gọi điện
SMS
Chỉ đường