Hotline: 0971 645 789
Sitemap  |   Liên kết MXHVăn phòng luật sư gia đình Youtube Luật sư Đồng Nai Tiktok Fanpage luật hoàng ngọc

CÓ THỂ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG CON SAU KHI LY HÔN KHÔNG?

CÓ THỂ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG CON SAU KHI LY HÔN KHÔNG?

Câu hỏi: 

Vợ chồng tôi ly hôn được 4 năm và hiện nay chồng tôi đang trực tiếp nuôi dưỡng 2 con trai tôi (8 tuổi và 9 tuổi). Tôi đã cấp dưỡng theo đúng quyết định của toà án được 5 tháng, và dừng lại không cấp dưỡng trực tiếp nữa vì chồng và nhà chồng không cho tôi gặp con. Tôi tiếp tục cấp dưỡng bằng hình thức chuyển khoản vào tài khoản của 2 con hàng tháng. Hiện nay 2 con mong muốn về sống với mẹ. Vậy luật sư cho tôi hỏi:

1. Thời gian vụ kiện mất bao lâu? Chí phí khoảng bao nhiêu?

2. Tôi thu nhập ổn định, hộ khẩu sống cùng ba mẹ, có 1 số chứng cứ về việc chồng cản trở không cho gặp con, và tôi cấp dưỡng theo hình thức chuyển khoản. Chồng tôi có vợ mới. Vậy tôi có giành được quyền nuôi hết 2 con không, có gì bất lợi không?

3. Nếu gửi đơn mà chồng không tham dự phiên Toà thì Toà xử như thế nào?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi cho Công ty Luật TNHH Hoàng Ngọc và Cộng Sự chúng tôi.

Với thắc mắc của bạn, luât sư chúng tôi tư vấn như sau:

Về căn cứ để có thể thay đổi quyền trực tiếp nuôi con. Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.”

Như vậy, thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn chỉ xảy ra trong hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Cha và mẹ cùng đồng thuận, thống nhất thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con trên cơ sở phù hợp và đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của con. Bởi đây là quan hệ dân sự nên pháp luật và các cơ quan Nhà nước sẽ tôn trọng ý chí của các con trong việc xác định, phân chia ai là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. 

Trường hợp 2: Có đầy đủ căn cứ cho thấy người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Ngoài trường hợp hai cha mẹ đồng thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì quyền nuôi con vẫn được thay đổi so với quyết định ban đầu trong Quyết định/Bản án ly hôn đã có hiệu lực của Tòa án nếu có đầy đủ chứng cứ cho thấy người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con như trước nữa. Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng con có thể được xem xét trên các phương diện sau:

+ Về điều kiện kinh tế: trong trường hợp chồng bạn bị hạn chế về kinh tế, không đáp ứng được các chi phí để nuôi con như; chi phí ăn uống, chi phí học tập, vui chơi giải trí,... thì có thể là yếu tố để chứng minh không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi con. 

+ Về điều kiện về thời gian chăm sóc con: trong một số trường hợp chồng bạn hoàn toàn không có thời gian để quan tâm chăm sóc con, hoặc không đảm bảo thời gian cho việc trực tiếp chăm sóc con dẫn đến nguy hiểm hoặc con không thể phát triển toàn diện, thiếu thốn tình cảm. 

+ Về năng lực dân sự: có thể xác định không còn đủ điều kiện nuôi con trong trường hợp chồng bạn bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế quyền nuôi con, ...

Trong trường hợp chị khởi kiện nhưng chồng chị không tham gia phiên tòa, thì giải quyết như sau:

Căn cứ Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định:

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;”

Như vậy, nếu chị tiến hành khởi kiện mà khi tòa án triệu tập đến lần thứ 2 mà chồng cũ chị không đến mà không có lý do chính đáng hoặc không vì trở ngại khách quan thì tòa án sẽ tiến hành xét xử vắng mặt chồng chị. Thời gian giải quyết vụ án dân sự theo quy định của pháp luật từ 4 - 6 tháng, tùy thuộc vào tính chất và mức độ phức tạp của vụ án.

Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến "CÓ THỂ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI DƯỠNG CON SAU KHI LY HÔN KHÔNG?". Nếu bạn đang cần luật sư tư vẫn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0971 645 789 (Zalo) - 0911 629 679.

CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG NGỌC & CỘNG SỰ

Địa chỉ: 5/1 đường Nguyễn Du, KP. 4, P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

(Đối diện Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa)

VPGD: 349 Bùi Trọng Nghĩa, KP. 3, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline: 0971 645 789 - 0911 629 679

Email: luatsuhoangngoc@gmail.com

Địa chỉ tại Tp. HCM: 402A Nguyễn Văn Luông, P. 12, Q. 6, Tp. HCM

Hotline tư vấn miễn phí: 0971 645 789
Zalo
Gọi điện
SMS
Chỉ đường