Hotline: 0971 645 789
Sitemap  |   Liên kết MXHVăn phòng luật sư gia đình Youtube Luật sư Đồng Nai Tiktok Fanpage luật hoàng ngọc

HÀNH VI ĂN CHẶN, LỪA ĐẢO TIỀN TỪ THIỆN CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?

Câu Hỏi:  Tôi thấy dạo gần đây trên mạng xã hội đang rất hot về các vụ ăn chặn tiền từ thiện. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Ăn chặn tiền từ thiện bị xử lý như thế nào? 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Công ty Luật TNHH Hoàng Ngọc và Cộng Sự chúng tôi.

Với câu hỏi của bạn, luật sư chúng tôi trả lời như sau: 

Việc kêu gọi và chấp nhận quyên góp từ thiện bản chất là thực hiện giao dịch dân sự, theo đó, khi nhận được tiền quyên góp từ thiện, người kêu gọi quyên góp có nghĩa vụ thực hiện theo đúng mục đích đã kêu gọi trước đó. Mọi hành vi “ăn chặn”, “biển thủ”,… để chiếm đoạt số tiền kêu gọi từ thiện đều là hành vi đáng lên án và cần xử lý theo quy định của pháp luật. Việc xử lý các hành vi ăn chặn tiền từ thiện sẽ được thực hiện tùy theo mức độ nghiêm trọng và số tiền mà người kêu gọi quyên góp ăn chặn. Tùy vào mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp có đầy đủ chứng cứ và các dấu hiệu của tội phạm cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính

Trường hợp, nếu số tiền người kêu gọi từ thiện chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng và trước đó được coi là chưa từng vi phạm về các hành vi chiếm đoạt tài sản thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi “Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác” theo quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp người kêu gọi từ thiện có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, nghĩa là trong quá trình kêu gọi từ thiện cố tình đưa ra thông tin có sự việc ủng hộ từ thiện nhưng thực tế không có bất kỳ hoạt động từ thiện nào, làm cho mọi người tin tưởng và chuyển tiền ủng hộ nhằm mục tích chiếm đoạt số tiền từ thiện. Nếu số tiền chiếm đoạt có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên (hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý về hành vi chiếm đoạt tài sản tài sản mà còn vi phạm hoặc chưa được xóa án tích) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

…”

Trường hợp mục đích ban đầu của việc kêu gọi ủng hộ để từ thiện nhưng sau khi nhận được tiền ủng hộ sử dụng không đúng mục đích đã kêu gọi ví dụ như: sử dụng vào mục đích cá nhân (mua nhà, xe,…); kê khai khống số tiền thực tế từ thiện để phù hợp với số tiền đã nhận ủng hộ;… nhằm mục đích chiếm đoạt tiền từ thiện từ 4.000.000 đồng trở lên (hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý về hành vi chiếm đoạt tài sản tài sản hoặc đã bị kết án về Tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích) thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự như sau:

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

…”.

Trên đây là một số nội dung tư vấn liên quan đến "HÀNH VI ĂN CHẶN, LỪA ĐẢO TIỀN TỪ THIỆN CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?". Nếu bạn đang cần luật sư tư vẫn, hỗ trợ về mặt pháp lý thì hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0971 645 789 (Zalo) - 0911 629 679.

CÔNG TY LUẬT TNHH HOÀNG NGỌC & CỘNG SỰ

Địa chỉ: 5/1 đường Nguyễn Du, KP. 4, P. Quang Vinh, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

(Đối diện Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa)

VPGD: 349 Bùi Trọng Nghĩa, KP. 3, P. Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai

Hotline: 0971 645 789 - 0911 629 679

Email: luatsuhoangngoc@gmail.com

Địa chỉ tại Tp. HCM: 402A Nguyễn Văn Luông, P. 12, Q. 6, Tp. HCM

Hotline tư vấn miễn phí: 0971 645 789
Zalo
Gọi điện
SMS
Chỉ đường